1. Cà chua xanh và khoai tây mọc mầm
Trong cà chua xanh và khoai tây mọc mầm đều chứa chất Solanine- một loại glyco- alkaloid tương đối độc, có vị đắng. Khi ăn một trong hai thứ nay sẽ có các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, ảo giác… xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi ăn hoặc 30 phút nếu thức ăn có hàm lượng solanine cao.
2. Dưa muối chưa kĩ
Trong những ngày đầu của quá trình lên men, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong rau củ thành nitrit- một chất có khả năng gây ung thư. Hàm lượng nitrit này sẽ giảm dần cho tới khi dưa muối chín vàng. Do đó, nên đợi dưa muối chín kĩ rồi hãy ăn.
Ngoài ra, trong rau củ tươi còn có nhiều vi khuẩn có hại, kí sinh trùng (trứng giun, sán…), nếu muối trong thời gian ngắn thì những yếu tố bất lợi này chưa bị kìm hãm và tiêu diệt nên có khả năng gây ra bệnh về đường tiêu hóa.
3. Gừng dập
Một số nghiên cứu cho thấy trong quá trình dập nát bên trong củ gừng xảy ra các phản ứng tạo thành một chất độc có tên là shikimol. Chất này có trong cả củ gừng chứ không chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết. Độc tính của chất này có thể gây ra sự biến đổi tế bào gan ở người đang khoẻ mạnh dù chỉ hấp thu với lượng ít.
4. Đậu xanh nấu chưa chín
Trong đậu xanh có chứa saponin- một chất gây kích thích đường tiêu hóa, làm tan máu dẫn đến xuất huyết. Trong đậu xanh sống cũng chứa hema glutinin, một chất gây ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.
5. Trứng gà sống
Nhiều người lầm tưởng trứng gà sống chứa nhiều chất dinh dưỡng. Sự thực là lòng trắng trứng gà sống rất khó hấp thu, nó còn cản trở sự hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Ngoài ra, ăn trứng gà không đảm bảo an toàn vệ sinh, có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, rất nguy hiểm.
6. Bí đỏ để lâu
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao khi để lâu ngày sẽ xảy ra quá trình lên men kị khí bên trong gây biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
7. Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa Porphyrin- một chất nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, dễ bị viêm da, ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; phù nề thanh quản dẫn đến khó thở. Vì vậy, tốt hơn nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước rồi nấu lên cho an toàn.
8. Rau cải nấu chín để qua đêm
Trong quá trình bón phân cho rau cải, còn tồn dư nhiều nitrat. Nếu nấu rau cải xong để qua đêm, dưới tác dụng của vi khuẩn, nitrat sẽ chuyển thành nitrit, chất này khiến cơ thể bị thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit còn có khả năng gây ung thư đường ruột.