Hiện tại, thải độc đang nổi lên là 1 phương pháp hiệu quả để chúng ta có thể ngăn ngừa được ung thư trước tình hình thực phẩm bẩn như hiện nay. Đó cũng là nội dung của buổi truyền hình trực tuyến phương pháp thải độc kép ngăn ngừa ung thư do nhãn hàng Detox Green phối hợp cùng với báo điện tử Sức Khỏe và Đời Sống (cơ quan ngôn luận chính thức của bộ y tế) tổ chức vào sáng ngày 23/9.
Sự kiện trên đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn rõ ràng về phương pháp thải độc, thanh lọc hiệu quả cho cơ thể tiến tới ngăn ngừa ung thư và các bệnh mạn tính 1 cách hiệu quả. Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp xoay quanh chủ đề thải độc thanh lọc cơ thể mà các độc giả đã đặt ra cho các chuyên gia y tế.
Khi cơ thể bị nhiễm độc thì việc thải độc cơ thể có vai trò quan trọng như thế nào với sức khỏe con người? Và những ai nên quan tâm tới vấn đề thải độc?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm :
Chúng ta thấy rằng dự phòng là quan trọng. Không phải chỉ đợi cơ thể bị bệnh mới thải độc. Cần có 1 chế độ ăn cân đối, lành mạnh, giúp cơ thể đủ chất nhất là thực phẩm giàu chất chống ô xi hóa. Mỗi ngày, cần ăn 1 ngày từ 15, 20 loại thực phẩm khác nhau. Vì mỗi thực phẩm có một lượng chất dinh dưỡng khác nhau.
Chúng ta nên chọn những loại rau quả có màu thẫm như: rau xanh thẫm, quả có màu đỏ, vàng, tím… là những quả giàu chất chống ô xi hóa.
Ngoài ra, những loại gia vị của Việt Nam như: nghệ, tỏi… cũng rất giàu chất oxi hóa. Gần đây, Giáo sư Paul Talalay người Anh đã nghiên cứu và được cấp bằng sáng chế tại Mỹ công bố trong bông cải xanh (sup lơ) có chất chống oxi hóa, thải độc cơ thể rất tốt.
Hợp chất BoroccoRaphanin có trong bông cải xanh giúp thải độc ở cấp tế bào, dự phòng ung thư và đã được cấp bằng sáng chế.
Là một chuyên gia về chống độc, PGS.TS Phạm Duệ có thể cho biết độc tố thường tích tụ trong cơ thể ở những bộ phận nào? Có phải chỉ có gan mới đóng vai trò thải độc của cơ thể không?
PGS.TS Phạm Duệ:
Như tôi đã nói, độc tố rất đa dạng, mỗi độc tố có cơ chế, “thích” khác nhau. Có độc tố “thích” vào gan, có độc tố “thích” vào phổi. Có độc tố chẳng có cơ chế nào có. Độc tố có thể vào não, gan, thận, tích tụ nhất ở xương già. Khi người ta nhiễm độc chì thường tích tụ vào xương.
Thuốc bảo vệ thực vật, là thuốc diệt cỏ, diệt cỏ cháy có tên gọi Paraquat cũng đến gan thận phổi. Nó “thích” đến phổi nhiều hơn. Khi nhiễm độc chất diệt cỏ cháy, độc chất paraquat nhận thấy cao gấp 6 lần ở phổi so với trong máu.
Độc tố nhiễm độc tác động nhiều, cơ quan nào càng hoạt động nào thì tác động càng nhiều. Tim phổi hoạt động nhiều nhất, gan, thận thải độc. Vậy thưa PGS.TS Phạm Duệ, những biểu hiện nào cho thấy cơ thể có những biểu hiện nhiễm độc?
PGS.TS Phạm Duệ:
Đây là câu hỏi khó trả lời. Như các bạn thấy có đến 8.000 hóa chất. Ngoài hóa chất công nghiệp, thì độc tố còn xuất hiện hàng ngày từ hóa chất nông nghiệp, hóa chất gia dụng trong buồng tắm, trong bếp, dược phẩm.
Độc tố cũng có thể đến từ cây cỏ, thực phẩm như gạo, ngô, vi sinh vật, như vậy là có quá nhiều độc tố có thể có xung quanh chúng ta. Mỗi loại độc tố có cơ chế gây bệnh khác nhau, bệnh cảnh ngộ độc khác nhau.
Có hai loại ngộ độc là ngộ độc cấp và mãn. Đa số độc tố là mãn tính gây nên thay đổi từ từ khó nhận biết. Một ngày nào đó cơ thể mệt mỏi được chẩn đoán như suy nhược cơ thể, mất ngủ,… toàn bệnh mạn tính.
Ngộ độc cấp như ngộ độc dùng thuốc, có các triệu chứng nôn mửa, lên cơn giật, hoặc sau khi ăn phải thực phẩm độc. Khi ngộ độc cấp tính thì cần đưa luôn đến bệnh viện để cấp cứu.
Ngộ độc mãn là điều chúng ta thường bỏ qua. Có những tác động liên độc tố, mãn tính gây nguy hiểm như ngộ độc chì. Theo nghiên cứu Viện Vệ sinh Môi trường và Sức khoẻ Lao động, về nhiễm độc chì, xét nghiệm ở một vùng cho thấy 100% trẻ em ở đây nhiễm độc chì đến mức phải hành động, quan niệm của nhân dân ở đấy vẫn là “con tôi vẫn vui chơi hoạt động bình thường, sao phải xét nghiệm”.
Dấu hiệu phát hiện ngộc độc quá khó, bệnh trầm kha rồi đôi khi phải tầm soát mãi không phát hiện được nguyên nhân, chính xác bệnh gì. Độc tố vào cơ thể tác động rất nhiều, tác động tới mức tế bào và tới toàn cơ thể. Độc tố “thích” cơ quan nào đó, hoặc cơ quan nào đó “thích” thì sẽ nặng hơn. Tế bào nào đó ít nhất bị ảnh hưởng trộn lẫn tạo thành nguy hiểm.
Độc tố mãn tính có thể dẫn tới ung thư. Ung thư trừ một số gen rất ít gây ung thư, gen đó có tác động gì hay không còn do yếu tố bên ngoài. bị tác động nhiều nhất.
Tôi có tìm hiểu những độc tố nội sinh được tạo ra bởi quá trình oxy hóa, các tia phóng xạ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, ô nhiễm môi trường, stress, thuốc lá…mới chính là những yếu tố gây hại tế bào, gây ung thư. Vậy làm sao để hạn chế được độc tố này?
PGS.TS Phạm Duệ:
Các độc tố bên ngoài tác động vào cơ thể chúng ta, trong quá trình thải độc có độc tố nội sinh từ quá trình đó gây ra. Chúng ta hạn chế các độc tố ngoại sinh vào thì sẽ hạn chế được các độc tố nội sinh. Chúng ta nên có cuộc sống hài hòa cả trong ăn uống, trong các mối quan hệ với xung quanh, quan hệ với đồng nghiệp, tránh stress sinh ra các chất trung gian chính là các chất oxy hóa gây nên nhiều bệnh tật phức tạp; hài hòa cả trong vệ sinh. Phải ngăn chặn không tiếp xúc với yếu tổ nguy cơ, cười nhiều hơn…
Tôi có nghe nói, ngoài những loại độc gây ra ngộ độc cấp tính có biểu hiện ra bên ngoài như: tiêu chảy, buồn nôn, lờ đờ…, thì có những loại độc tố có thể tích tụ trong cơ thể nhiều năm, và phá hủy dần dần sức khỏe, thông tin này có đúng không ạ?
PGS.TS Phạm Duệ:
Đúng nhưng có mức độ thôi. Hậu quả sau nhiều năm của một loại độc tố. Ví dụ ngộ độc chì lắng đọng vào xương, quá trình tích tụ ngày càng tăng lên. Muốn tích tụ nó phải có vào. Làm thế nào để phòng tích tụ vẫn phải là ngăn chặn không để cho nó vào.
Ngộ độc thủy ngân tích tụ kéo dài rất nguy hiểm. Ví dụ bệnh Minamata ở Nhật, thủy ngân thải qua vùng biển được rong rêu hấp thụ, và cá cua sò ăn thì thủy ngân lại tích tụ dần theo năm tháng, rồi lại đến người. Ăn 1, 2 con không sao, nhưng ăn hàng năm tích tụ thủy ngân trong người mà người ta gọi là bệnh Minamata, gây nhiều bệnh trong đó có ung thư, thiếu máu ác tính, đến khi bệnh thấy rồi, làm sao chữa được, không chữa được nữa.
Vụ bê bối môi trường Formosa, trong nước xả khu CN, người ta mới phát hiện ra phenol và xyanua trong cá hàng loạt, đó là nhiễm độc cấp tính, còn nếu thủy ngân hoặc các yếu tố khác thì như thế nào?
Tôi sống tại Hà Nội, hàng ngày đi làm tôi hay gặp cảnh tác đường, mùi xăng xe rồi khói bụi, chuyên gia cho tôi hỏi những vấn đề này ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe ạ? Đeo khẩu trang có giúp bảo vệ được hoàn toàn các chất độc từ môi trường không?
PGS.TS Phạm Duệ :
Môi trường ở đô thị lớn, ví dụ điển hình lớn nhất là Trung Quốc, Bắc Kinh. Mà tôi nghĩ giờ Hà Nội mình không kém Bắc Kinh. Trong khí thải động cơ có nhiều độc tố, gây bệnh như CO từ ống xả ô tô, nó gây bệnh khá từ từ và kín đáo. Ống xả khí ô tô, xe máy ngoài thải ra CO, còn thải xăng dầu chưa cháy hết, chất thải kim loại, trước đây còn xăng pha chì.
Chúng ta sống ở thế kỷ trước, khi chưa cấm xăng chì thì trong người chúng ta đều có chì. Nó gây ra bệnh gì rất là mãn tính và khó nói: đau đầu, mất ngủ, khó ăn, mệt mỏi, sau dần suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, và chữa trị chẳng đặc hiệu gì cả. Những biện pháp ăn uống đầy đủ, uống thuốc bổ, tập thể dục cũng có tác dụng. Tuy nhiên, điều cần nhất là phải cải thiện chất lượng môi trường.
Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Làm thế nào cải thiện môi trường ai cũng mong muốn và khó khăn, tự chúng ta gây nên và giờ chúng ta phải giải quyết. Nó từ từ, chậm rãi, chắc chắn và âm thầm, chúng ta phải cùng nhau chung sức giữ gìn môi trường, phòng hơn chữa bệnh. Đeo khẩu trang, chỉ phòng bệnh một phần thôi, vì nó không khép kín, có khe hở, nó có thể phòng bệnh nhưng không hoàn toàn được.
Một khẩu trang đơn giản như khẩu trang vải không thể ngăn ngừa được hết tác nhân. Phòng đừng gây ô nhiễm môi trường tốt hơn. Chúng ta có thói quen vứt rác ra dường như vứt chuột chết ra đường sẽ khiến chúng ta bị hít phải, đừng đốt đồ độc hại ra đường.
Chính phủ dần dần dẹp xe máy quá cũ, nó thải ra chất độc hải hơn xe mới. Mỗi người nên nghĩ hướng đó góp phần nhỏ bé của mình, bớt phần ô nhiễm của mình. Bên Nhật ô nhiễm quá người ta còn đi mua khí sạch để thở khỏi phải hít khí ô nhiễm thì kinh khủng quá.
Tôi năm nay 45 tuổi, là phụ nữ và người lo nội trợ gia đình, tôi thấy rất lo lắng về tình hình thực phẩm không an toàn tràn lan như hiện nay. Cho tôi hỏi những chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản có tác động thế nào đến sức khỏe, độc tố có tích tụ trong cơ thể thì tích tụ ở đâu?
PGS.TS Phạm Duệ :
Chất thông thường dễ phát hiện ra đã từng phát hiện ra gồm kháng sinh chống nấm, hoá chất bảo vệ thực vật có tính chất diệt côn trùng, diệt nấm, có cơ chất clo hữu cơ, nó gây tác hại tuỳ từng hoát chất một. Hoá chất được cho phép theo luật, chính quyền quyết định cho phép đưa vào hoá chất ít độc tố, thời gian phân hủy ngắn, và không gây tích tụ trong cơ thể, người ta đã cân nhắc để không ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Hoá chất , kể cả trong chế biến dùng lộn nhộn không dùng được khiến các chuyên gia rất băn khoăn, ăn cái gì,… vì không có trong danh mục, ví dụ chất vàng ô, ví dụ nếu ăn vào nôn thốc nôn tháo là lại tìm ra ngay, nhưng đôi khi nó âm thầm rồi sau đó tăng tỷ lệ bệnh ung thư. Bây giờ chúng ta chú ý đến rồi, cấm dùng, dân gian mình lại tự động cho vào rất nguy hiểm. Chỉ có hoá chất cấm dùng mà dùng mới gây hại sức khoẻ mà thôi. Hóa chất được phép dùng phải hạn chế với nồng độ ra sao, dưới ngưỡng sẽ không gây tác hại với cơ thể.
Tôi có nghe PGS Nguyễn Thị Lâm vừa có nhắc tới chất Glutathione, Bổ sung chất này chính là biện pháp giúp tăng cường đào thải độc tố, vậy bổ sung bằng cách nào hiệu quả nhất thưa bác sĩ?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm:
Trong chế độ ăn có chất chống oxy hoá từ rau quả có màu sắc có tác dụng hoạt hóa tế bào bị tổn thương, ngăn ngừa ung thư, vitamin E vitamin D, kẽm selen yếu tố vi lượng góp phần giải độc.
Gần đây phát hiện chất Glutathione có tác dụng giải độc. Nó lại không có hiệu quả vì khi bổ sung đường tiêu hoá, enzyme ở tế bào ruột lại thuỷ phân nó thành acid amin nên mất tác dụng.
Phải bổ sung tác động sản sinh Glutathione nội sinh mới có tác dụng thải độc.
PGS. TS. Phạm Duệ:
Glutathione chỉ do cơ thể nội sinh. Do vậy chỉ nên đưa vào tiền tố giúp cơ thể tăng tổng hợp do Glutathione, chỉ góp phần chuyển hoá một số độc chất nào thôi. Câu hỏi sẽ gây hiểu nhầm là cứ chén Glutathione vào là được.
Nhưng không phải vì nó không đến được đích chu trình chuyển hoá ở trong tế bào gan. Nó phải được tổng hợp từ hoá chất trong chính tế bào gan đấy. Đừng nghĩ rằng nhận Glutathione này sẽ được, vì không có tác dụng.