Vào sáng ngày 23/9/2016 vừa qua, nhãn hàng Detox Green đã phối hợp cùng với báo Sức Khỏe và Đời Sống (cơ quan ngôn luận chính thức của bộ y tế) tổ chức buổi truyền hình trực tuyến về phương pháp thải độc kép (hay thải độc kép cấp độ tế bào).
Đánh đúng vào ung thư 1 trong những vấn đề nóng của xã hội cùng sự góp mặt của các chuyên gia uy tín trong ngành y tế, sự kiện đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Qua 2 tiếng đồng hồ trao đổi trong khuôn khổ sự kiện, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Bây giờ là lúc chúng ta cần nhìn lại những câu hỏi đáng chú ý về ung thư sau sự kiện.
Đầu chương trình, sự kiện không quên nhắc lại với chúng ta hệ lụy đau buồn của xã hội, ung thư đang tràn lan trong xã hội.
Vậy nguyên nhân nào gây ra ung thư?
TS.BS Phạm Cẩm Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ung thư từ các yếu tố di truyền, đột biến gen trong cơ thể cũng như các yếu tố từ ngoài môi trường tác động vào. Điều đó khiến cơ thể sản sinh ra độc tố dẫn đến các biến đổi gen xấu có thể bùng phát thành ung thư.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Đối với bệnh nhân ung thư vẫn cần phải ăn đủ chất dinh dưỡng, ngăn ngừa sụt cân, giảm suy mòn cơ thể. Chế độ ăn đủ dinh dưỡng sẽ đảm bảo hệ miễn dịch của bệnh nhân. Có những trường hợp bệnh nhân ung thư qua đời không phải vì ung thư mà vì ăn uống không đủ chất nên đã chết vì các căn bệnh khác. Quan niệm nhịn ăn để bỏ đói tế bào ung thư là sai lầm, cần phải thay đổi.
Súp lơ có tác dụng ngăn ngừa ung thư không?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Súp lơ xanh đã được giáo sư Paul Talalay tìm ra như 1 thực phẩm chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa ung thư rất tốt. Nghiên cứu về khả năng chống ung thư của súp lơ xanh cũng đã được Đại học Y Johns Hopkin Hoa Kì, trung tâm nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới công nhận.
Súp lơ xanh có chứa hoạt chất Broccoraphanin có khả năng làm tăng Glutathione nội sinh, giúp khả năng thải độc tự nhiên của cơ thể mạnh hơn nhiều lần, qua đó ngăn ngừa các đột biến gen trên cơ thể, giảm thiểu nguy cơ ung bướu và các bệnh mạn tính nguy hiểm.
Có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày, cụ thể là những thói quen nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Để chống ung thư, chúng ta cần duy trì thói quen lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. Chúng ta cần hạn chế tiếp xúc tối đa với các chất gây độc hại cho cơ thể như hạn chế lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động.
Ngoài ra cũng cần tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe cũng như tiêm phòng các vắc-xin đầy đủ. Nếu duy trì những điều đó, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư rất nhiều. Mặt khác, ta cũng cần nâng cao ý thức tìm hiểu những thông tin phòng bệnh thường xuyên, tránh rơi vào tình trạng bị mắc bệnh rồi mới lo phòng lúc đó thì cũng đã muộn.
Cách chữa ung thư là bỏ đói tế bào ung thư điều đó có đúng không. Bệnh nhân ung thư có nên ăn thịt đỏ, uống sữa không?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Chúng ta không nên bỏ đói tế bào ung thư vì điều đó có nghĩa là bỏ đói chính mình. Nhiều người còn chuyển sang ăn chay là không nên vì như thế sẽ thiếu đạm, gây ra sụt cân rất không tốt cho bệnh ung thư. Chúng ta cần phải ăn đa dạng các thực phẩm như thịt, cá, trứng sữa cùng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
Quan niệm bỏ đói tế bào ung thư, chúng ta cần bỏ đói 1 cách chọn lọc chứ không phải bỏ đói toàn thân. Trong y học cũng đã có một số phương pháp điều trị để nhắm trúng đích bỏ đói đúng tế bào ung thư. Ví dụ đối với ung thư gan, chúng ta sử dụng 1 phương pháp điều trị gọi là nuốt mạch nuôi khối u đó để bỏ đói tế bào ung thư gan đó.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng hóa chất nhắm trúng đích khối u đó để tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào xung quanh. Các tế bào xung quanh này vẫn có thể được nuôi dưỡng 1 cách bình thường. Ngày nay các hãng dược phẩm cũng đang phát triển các loại thuốc kháng sinh mạch làm giảm lượng mạch máu tới các tế bào ung thư.
Có một vài bệnh nhân ung thư không cần điều trị mà vẫn khỏi nhờ thải độc vitamin C liều cao từ nước ép hoa quả. Xin hỏi bệnh nhân ung thư có nên uống nước ép hoa quả hàng ngày hay không?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Đây là cách làm không khả thi vì trong nước hoa quả tuy có nhiều vitamin C cùng các khoáng chất nhưng cũng chứa rất nhiều điện giải. Khi uống nước hoa quả quá nhiều sẽ có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng điện giải. Theo khuyến cáo của bộ y tế thế giới, chúng ta chỉ nên nạp vào cơ thể 300 gram hoa quả.
Khi ăn khoai tây mọc mầm và cà chua xanh sẽ dễ bị ung thư, đã có nghiên cứu nào nói về việc này hay chưa?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Khoai tây mọc mầm hay cà chua xanh không phải gây ung thư mà gây ngộ độc, có thể ngộ độc cấp. Thường khi chúng ta để ý, nếu thấy củ khoai tây để già mọc mầm hay củ khoai tây ngả màu xanh hoặc cà chua xanh có một độc chất tương đương nhau. Chất đường trong khoai tây và cà chua này sẽ chuyển thành độc tố gây độc cho thần kinh và đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta cần tránh, không nên ăn.