Skip to main content
1900 8179
admin@novaherb.vn
1900 8179
admin@novaherb.vn
Ung bướu có thể ngăn ngừa được không?

Bạn chưa bị ung bướu nhưng hẳn là không thể không lo sợ trước những ám ảnh của căn bệnh này. Từ đó 1 câu hỏi luôn thường trực trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta rằng: Ung thư có thể ngăn ngừa được không? Câu trả lời là ung thư hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Vấn đề ở đây là chúng ta cần trang bị thêm những cách để ngăn ngừa căn bệnh tử thần thật đúng đắn.

ngan-ngua-ung-thu-1

Các thống kê đã chỉ ra rằng khoảng 30% các trường hợp tử vong liên quan đến ung thư là do 5 yếu tố nguy cơ hàng đầu về hành vi và chế độ ăn uống. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư bởi nó gây ra hơn 20% các ca tử vong ung thư và khoảng 70% các ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu.

Những năm gần đây, những kiến thức về nguyên nhân, cách đề phòng và quản lý ung thư đang ngày càng được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Ung thư có thể giảm bớt và được kiểm soát bằng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm. Thực tế, đã có nhiều người bệnh ung thư có cơ hội chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

tu-bo-thuoc-la

Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại buổi Truyền hình trực tuyến về Phương pháp thải độc kép giúp ngăn ngừa ung thư do nhãn hàng Detox Green phối hợp cùng với báo Sức khỏe và Đời sống (cơ quan ngôn luận chính thức của bộ y tế) tổ chức vào sáng 23/09/2016.

buoi-truyen-hinh-truc-tuyen

Theo TS.BS Phạm Cẩm Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, để phòng ngừa bệnh tật, trong đó có ung thư, chúng ta cần phải hạn chế tiếp xúc tối đa với các chất gây độc hại cho cơ thể, để chúng không xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

Ví dụ như hút thuốc lá chủ động hay thụ động là thói quen sinh hoạt không tốt cần loại bỏ; hạn chế lạm dụng rượu bia, cần sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao, tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh lý lây nhiễm khác cũng có tác dụng tốt giảm nguy cơ mắc ung thư như tiêm phòng viêm gan B, hay phòng ung thư cổ tử cung.

tap-the-duc-the-thao

PGS.TS Phạm Duệ – Nguyên Trưởng khoa Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết thêm, nên tạo thói quen tìm hiểu thông tin phòng bệnh hơn là đến lúc bị bệnh mới tìm cách chữa. Những thông tin này có rất nhiều trên các phương tiện truyền thông hiện nay. Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viên Dinh dưỡng quốc gia thì cho rằng, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Không phải chỉ đợi cơ thể bị bệnh mới nghĩ đến chuyện thải độc.

bs-pham-due
Bác sĩ Duệ

Gần đây, các nhà khoa học phát hiện chất Glutathione có tác dụng giải độc. Tuy nhiên, hoạt chất này lại không có hiệu quả vì khi bổ sung đường tiêu hoá. Nguyên nhân vì enzyme ở tế bào ruột sẽ thuỷ phân Glutathione thành acid amin nên mất tác dụng. Từ đó, chúng ta phải bổ sung tác động sản sinh Glutathione nội sinh mới có tác dụng thải độc.

Giáo sư Paul Talalay người Anh đã nghiên cứu và được cấp bằng sáng chế tại Mỹ công bố trong bông cải xanh (súp lơ) có chất chống oxy hóa, thải độc cơ thể rất tốt. Hợp chất BoroccoRaphanin có trong bông cải xanh giúp thải độc ở cấp tế bào, dự phòng ung thư và đã được cấp bằng sáng chế.

sup-lo-xanh

Bên cạnh bổ sung Glutathione, mỗi người cần thực hiện chế độ ăn cân đối, lành mạnh, giúp cơ thể đủ chất và đặc biệt bổ thêm nhiều thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa. Nhiều người ung thư quan niệm không ăn sợ tế bào ung thư phát triển là sai lầm. Bên cạnh đó, việc giữ một tinh thần lạc quan cũng rất quan trọng với bệnh nhân ung thư, giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh lý phối hợp khác trong quá trình điều trị.

>> Ngăn ngừa tế bào ung thư chỉ với 4 muỗng hỗn hợp kì diệu này